Chu trình tiện ren hay sử dụng trong máy tiện CNC
Có phải bạn đang muốn tìm hiểu chu trình tiện ren hay sử dụng trong máy tiện cnc, nó được sử dụng như thế nào, lệnh phổ biến hay dùng trên các hệ điều hành máy tiện CNC. Hãy theo dõi hướng dẫn sau để hiểu rõ hơn nhé. Xem ngay video chu trình tiện ren CNC sử dụng G92 này đã nha.
Về chu trình tiện ren
Quay trở lại với chu trình tiện ren hay sử dụng trong máy tiện cnc thì G92 là lệnh tiện ren thông dụng nhất. Chú ý với trung tâm gia công thì G92 là lệnh đăng ký tọa độ làm việc, còn với tiện thì lệnh đăng ký là G50.
Cấu trúc G92 với tiện ren thẳng là G92 X . Z. F, (G92 hoạt động gần giống G90, chỉ khác là F ở đây là bước ren).
G92 theo kiểu thông dụng thường gặp là G92 X Z R F
Cái giá trị R=(Côn đoạn đầu – côn đoạn cuối)/2, R có thể âm hoặc dương tùy theo ren trong hoặc ren ngoài.
Ghi kiểu R = (D-d)/2 rất dễ gây hiểu lầm là R =(côn lớn – côn nhỏ)/2.
Ví dụ về chu trình tiện ren G92
Bây giờ hãy xem đoạn lệnh mà mình đã sử dụng G92 cho ”Chu trình tiện ren hay sử dụng trong máy tiện CNC” này nhé.
Trước khi vào lệnh tiện ren mình muốn nói sơ qua chút về quy trình tiện ren. Thông thường, tiện ren chỉ khác tiện trục trơn ở một điểm duy nhất:
feed (bước tiến) của tiện ren rất lớn so với tiện trơn.
Ở tiện ren, feed rate = p (bước ren) có thể là 0.25~4 mm/vòng trong khi tiện trơn chỉ là 0.8 max
(do bán kính dao thông thường < 1.6mm và bước tiến phải <1/2 bán kính dao)
Ngoài ra chẳng phân biệt gì cả, mặt tiện luôn là các đường ren rồi!
Vì thế nói chung và để đơn giản người ta có thể dùng lệnh tiện G1 để tiện ren với dao tiện ren là OK. Khi đó yêu cầu lệnh G97 để giữ cố định tốc độ quay.
Với máy tiện để làm ren có một số lệnh như: G32, G76, G33, G34…
G32 là lệnh cắt ren rất tiện lợi trong một vài trường hợp nhưng phải phân tích từng block một nên chương trình hơi dài, còn G76 tiện ren rất hay nhưng phải thiết lập trước nhiều thông số.
Ví dụ:
…
G97S2000M4G0 X20.Z18.(tiếp cận điểm phôi)
U-.6(hạ nửa chiều sâu ren)
G1Z12.F1.5(tạo ren )
G0X20.
Z18.
U-1.2(hạ xuống hết chiều sâu)
G1Z12.F1.5(hoàn thiện ren)
G0X22.
G28____
…
G76 X..Z..K…D…F…A…P….(MAY 10T,11T,15T)
K: Chiều cao ren
D: Chiều sâu của lần cắt đầu tiên
A: Góc vào dao ( 30, 29,…)
P: Cách ăn dao thường dùng P1
F: Bước ren
VD: G76X50.Z-20.K650 D300 F1.5 A30 P1
Mình chỉ viết minh họa thôi chứ chiều sâu ko đúng tiêu chuẩn đâu nha!
K650 nghĩa là 6.5mm, D300=3MM
….
G76 P000000 Q… R(1)..(0T,16T,18T)
G76X…Z…R…P…Q…F…
P: 2 Số đầu là số lần tiện tinh, kế đến là khoảng vuốt chân ren, không dùng viết 00, 2 số cuối là góc ren .
Q: Chiều sâu cắt nhỏ nhất
R(1): Lượng dư tiện tinh
R: Độ nâng của ren côn
P: Chiều cao ren
Q: Chiều sâu lớp cắt đầu tiên
F: Bước ren
ví dụ
N10 T3
N20 G97 S800 M03;
N30 G00 X30 Z5 T0303;
N40 G76 P021060 Q100 R100;
N50 G76 X18.2 Z-20 P900 Q200 F1.5;
N60 G00 X50 Z-20;
N70 G76 P021060 Q100 R100;
N80 G76 X38.2 Z-52 P900 Q200 F1.5;
N90 G00 X200 Z200;
N100 M30;
Để xem những lệnh cơ bản khác hãy xem ở đây nhé:
Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc các bạn học tốt.