Ứng dụng của các lệnh G code và M code cơ bản trong lập trình phay.
Học lập trình phay cnc không khó nhưng mất khá nhiều thời gian nếu gặp chương trình lớn, khối lượng gia công lớn, nhiều đường chạy dao.
Có khoảng 109 G code và M code nhưng ta chỉ cần thành thạo khoảng 30 đến 40 G code và tầm 10 M code là ta có thể lập cũng như đọc và hiểu được các chương trình gia công phay thường gặp trên máy CNC. Thật vậy, gia công cơ là thực hiện các chuyển động chạy không và chuyển động cắt, tức là cần G00, G01, G02, G03 là có thể chạy dao nhanh, chạy dao thẳng hay chạy dao vòng theo cung tròn. Thêm vào một số chức năng khác của các G code khác và một số chức năng phụ nữa là có thể tạo thành chương trình gia công hoàn chỉnh.
Sau đây sẽ giải thích chức năng, cú pháp cụ thể và ứng dụng của các G code và M code thường gặp. Các ví dụ sẽ đi từ dễ đến khó hơn và ngày càng theo hướng phối hợp.
Các G code và M code được trình bày theo nhóm để tiện cho việc học lập trình phay cnc.
Nhóm G code dịch chuyển dụng cụ cắt
- G00: chuyển dao nhanh đến vị trí cần thiết: Cú pháp: (Format): N_ G00 X_ Y_Z _
- G01: chạy dao (nội suy) theo đường thẳng: N_ G01 X_ Y_ Z_ F _
Dụng cụ cắt dịch chuyển từ vị trí hiện tại đến vị trí đích có tọa độ X_ Y_ Z_
Nếu ta viết:
G01 X_F_ : Chạy dao song song trục X (vì Y không đổi)
G01 Y_F _ : Chạy dao song song truc Y.
G01 Z _ F _ : Chạy dao lên xuống theo trục Z.
G01 X_ Y_ F _ : Chạy dao song song với mặt XY.
G01 X_ Y_ Z_ F_ : Chạy dao theo chiều không gian.
Khi sử dụng G01 thì phải có lượng chạy dao F trong dòng lệnh hoặc phía trước.
%
01002 ;
N05 G90 G21 ;
N10 T01 M06;
N15 M03 S1250 ;
N20 G00 X0 Y0 ;
N25 G00 Z10 ;
N30 G01 Z – 5.0 F50 ;
N35 G01 X 40.0 Y 60.0 F150 ;
N40 X80.0 ;
N45 Y120.0 ;
N50 G00 Z100,0
N55 M05 ;
N60 M30 ;
- G02 Chạy dao theo chiều kim đồng hồ (clockwise)
- Cú pháp: N_ G02 X_ Y_ Z_ I_ J_ K_ F_
- Hoặc N_ G02 X_ Y_ Z_ R_ F_
Đối với vòng tròn kín thì sử dụng cú pháp (1).
Đối với cung tròn thì sử dụng cú pháp (1) hoặc (2).
Nếu có Z thì bắt buột phải có K, lúc đó G02 trở thành nội suy xoắn ốc Helixcal.
Giải thích:
X_ Y_ Z_ xác định toạ độ cuối của cung hay đường tròn.
I_ J_ K_ xác định vị trí tương đối của tâm cung so với điểm đầu (I ứng với X, J ứng với Y,và K ứng với Z).
R – Bán kính cung tròn.
VD:
Phay cung tròn có chiều sau 5mm, điểm bắt đầu vào dao (55,35), Điểm cuối (95,75), tâm cung tròn có tọa độ (85,45).
N085 G90
N090 G00 X55. Y35. Z2.
N095 G01 Z-5.
N100 G02 X95. Y75. I30. J10.
điểm cuối
điểm đầu
- G04 Thời gian dừng chạy dao:
Cú pháp: G04 P_
P được tính bằng giây
Lệnh này thường được sử dụng cho khoan lỗ, mục đích để dao vẫn quay ngưng không ăn dao dưới đáy lỗ nhằm mục đích làm sạch phôi và lỗ .
ví dụ:
O1004
N05 G90 G21 G54 G40;
N10 T04 M06;
N15 M03 S1300;
N20 G00 X30.0 Y30.0 Z1.0;
N25 G01 Z-20.0 F50;
N30 G04 P5; Dừng ăn dao dưới đáy lỗ 5 giây
N35 G00 Z300.0;
N40 M30;
Ở bài học lập trình phay cnc này mình giới thiệu đến đây là hết. Ở bài tiếp theo mình sẽ trình bày nữa mọng bạn hãy theo dõi ở chuyên mục phay cnc này nha.
Xin chào và hẹn gặp lại.